Bếp từ đang trở thành lựa chọn phổ biến trong nhiều gia đình nhờ khả năng nấu nhanh, an toàn và tiết kiệm điện. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách sẽ dẫn đến bếp từ lúc nhận nồi lúc không hoặc chỉ dùng được trong thời gian ngắn. Trong bài viết dưới đây, Seajong sẽ mách cho bạn các nguyên nhân khiến bếp từ vẫn chạy nhưng không nóng và cách kiểm tra bếp từ hiệu quả, an toàn và ít hỏng hóc nhất.
Nguyên lý hoạt động của bếp từ
Trước khi tìm hiểu vì sao bếp từ vẫn chạy nhưng không nóng, bạn cần nắm rõ nguyên lý hoạt động cơ bản của loại thiết bị này để hiểu vấn đề từ gốc.
Nguyên lý hoạt động cơ bản của bếp từ là sử dụng hiện tượng cảm ứng điện từ để tạo nhiệt trực tiếp cho dụng cụ nấu. Khi bếp từ được kết nối với nguồn điện, mạch cộng hưởng LC bên trong sẽ tạo ra một từ trường biến đổi ngay trên bề mặt kính. Nếu đặt một vật liệu có tính từ lên đó, dòng điện cảm ứng sẽ xuất hiện bên trong vật thể này và tạo ra nhiệt năng.
Chính cơ chế trên, sử dụng bếp từ có thể đun sôi, nấu chín thực phẩm thông qua đáy nồi có khả năng nhiễm từ, thường là các loại nồi làm bằng inox 304 hoặc hợp kim có từ tính. Đáng chú ý, vì nhiệt lượng sinh ra trực tiếp ở đáy nồi nên hiệu suất năng lượng rất cao, giảm hao phí đáng kể. Nhờ vậy, thời gian chế biến món ăn được rút ngắn rõ rệt, hỗ trợ bạn trong công việc nấu nướng hằng ngày.
Nguyên nhân bếp từ vẫn chạy nhưng không nóng
Dựa trên nguyên lý hoạt động bên trên, bạn có thể thấy bếp từ cần điều kiện cụ thể để tạo ra nhiệt. Vì vậy, nếu bếp từ vẫn chạy không nóng thì có thể do các nguyên nhân dưới đây:
Trường hợp 1: Nguồn điện yếu hoặc chập chờn
Nguyên nhân: Nguyên lý hoạt động của bếp từ là sử dụng nguồn điện ổn định và cao để tạo nhiệt. Nếu nguồn điện quá yếu hoặc chập chờn sẽ khiến nồi không thể nóng.
Giải pháp: Bạn nên thay thế nguồn điện mới có trọng tải ổn định
Trường hợp 2: Dùng nồi chảo không phù hợp với bếp từ
Nguyên nhân: Bạn sử dụng nồi chảo không có khả năng hấp thụ từ tính dẫn đến bếp từ không tạo nhiệt. Trong tình huống này, bếp thường phát ra âm thanh cảnh báo gián đoạn và hiển thị lỗi.
Giải pháp: Bạn nên trang bị bộ nồi chảo phù hợp với bếp từ. Các sản phẩm dùng được thường có dòng chữ “Induction” hoặc ký hiệu từ trường. Bạn cũng có thể dùng nam châm để kiểm tra, nếu nam châm hút đáy nồi mạnh tức là có thể sử dụng sản phẩm đó được.
Trường hợp 3: Sử dụng nồi chảo sai kích cỡ
Nguyên nhân: Đường kính đáy của nồi chảo quá nhỏ, quá lớn hoặc bị lồi lõm thì bếp sẽ không nhận do nhiệt lượng tạo ra không đủ để làm mặt bếp nóng lên. Trường hợp này bếp từ lúc nhận nồi lúc không.
Giải pháp: Chọn nồi, chảo có đáy phẳng và kích thước tối thiểu bằng 50% vòng từ của bếp. Tốt nhận bạn nên chọn nồi chảo có đường kính 15-26cm để đảm bảo bếp từ hoạt động bình thường.
Trường hợp 4: Đặt nồi không đúng vị trí trung tâm vùng nấu
Nguyên nhân: Khi nấu nướng, bạn đặt nồi lệch khỏi vùng từ khiến bếp không truyền điện từ hiệu quả dù thiết bị đã được kích hoạt.
Giải pháp: Bạn đặt đáy nồi chính giữa vòng tròn trên mặt bếp để nhiệt phân bổ đều giúp nấu nướng nhanh và ổn định.
Trường hợp 5: Chế độ khóa an toàn đang được kích hoạt
Nguyên nhân: Nếu bạn đã vô tình bật tính năng khóa an toàn mà quên không tắt, bếp từ sẽ không nhận nồi dù vẫn có nguồn điện. Khi đó, bếp từ không thể truyền nhiệt đến nồi hoặc chảo khiến bạn hiểu nhầm rằng bếp gặp sự cố.
Giải pháp: Bạn giữ nút khóa vài giây để tắt chế độ khóa an toàn. Nếu sự cố vẫn tiếp diễn, bạn hãy thử ngắt nguồn điện trong vài chục giây rồi khởi động lại bếp.
Trường hợp 6: Vùng gia nhiệt của bếp gặp trục trặc
Nguyên nhân: Cuộn dây đồng ở bên dưới vùng nấu bị hỏng, xuống cấp khiến bếp không tạo ra nhiệt mặc dù bếp từ được cấp điện đầy đủ.
Giải pháp: Bạn mang bếp từ đến cửa hàng đã mua hoặc liên hệ trung tâm bảo hành chính hãng để được hỗ trợ kỹ thuật và sửa chữa đúng quy trình.
Trường hợp 7: Sử dụng bếp từ kém chất lượng
Nguyên nhân: Bạn chọn phải những sản phẩm bếp từ giá rẻ, không rõ nguồn gốc hoặc thiếu kiểm định chất lượng dẫn đến nhiều vấn đề trong quá trình sử dụng, chẳng hạn như bếp không sinh nhiệt, dễ hư hỏng linh kiện hoặc mất an toàn điện. Những loại bếp từ này thường không được trang bị đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và bảo vệ cần thiết, khiến hiệu suất hoạt động giảm sút rõ rệt.
Giải pháp: Để đảm bảo an toàn và hiệu quả nấu nướng lâu dài, bạn nên ưu tiên chọn mua bếp từ Buchen chất lượng cao tại Seajong – nơi cung cấp thiết bị nhà chính hãng với chế độ bảo hành rõ ràng và dịch vụ hậu mãi chuyên nghiệp.
Cách kiểm tra nhanh khi bếp từ không nóng dù vẫn chạy
Khi bếp từ vẫn chạy nhưng không nóng, nguyên nhân có thể đến từ nhiều yếu tố kỹ thuật hoặc thao tác sai. Dưới đây là cách kiểm tra nhanh, đơn giản bạn có thể thực hiện tại nhà:
Rút điện và cắm lại bếp từ
Ngắt nguồn điện của bếp trong khoảng 10-15 giây, sau đó cắm lại và khởi động lại bếp. Đây là cách đơn giản để reset hệ thống và loại bỏ lỗi tạm thời do xung điện hoặc cảm biến.
Đặt nồi lên bếp và bật chức năng nấu
Sau khi khởi động lại bếp, bạn hãy đặt 1 nồi nước lên vùng nấu và chọn chế độ nấu. Quan sát xem bếp có nhận nồi và tạo nhiệt đều hay không.
Nếu bếp báo có nồi nhưng nhiệt chập chờn, thì có thể do nồi không phù hợp. Bạn kiểm tra xem kích thước đáy nồi phù hợp chưa và nồi có phù hợp với bếp không bằng cách dùng nam châm để kiểm tra. Nếu nam châm gắn chặt vào đáy nồi thì nồi này có thể dùng cho bếp từ.
*Lưu ý: Nếu bếp đã sử dụng lâu nhưng chưa từng bảo trì, hiệu suất có thể bị ảnh hưởng do bụi, linh kiện xuống cấp hoặc cảm biến hoạt động không ổn định. Khi đó, bạn nên liên hệ trung tâm kỹ thuật để được kiểm tra tổng thể.
Cách sử dụng bếp từ đúng cách để tránh lỗi tương tự
Sau khi khắc phục sự cố, việc sử dụng bếp từ đúng cách là yếu tố quan trọng giúp bếp hoạt động ổn định và bền bỉ. Dưới đây là một số lưu ý bạn nên áp dụng trong quá trình nấu nướng.
Tránh điều chỉnh nhiệt quá lớn ngay từ đầu
So với bếp gas, khả năng làm nóng nồi, chảo của bếp từ nhanh hơn rõ rệt. Do đó, nếu bạn chọn mức nhiệt cao ngay khi mới bắt đầu chế biến sẽ rất dễ khiến đáy nồi hoặc chảo bị cháy khét. Vì vậy, khi bắt đầu nấu, bạn nên để mức nhiệt thấp để đảm bảo an toàn cho cả thiết bị và món ăn.
Ngoài ra, cần tránh đặt nồi rỗng lên bếp từ khi đang bật vì không có thức ăn hấp thu nhiệt, bếp từ có thể báo lỗi, không hoạt động hoặc khiến dụng cụ bị quá nhiệt, dẫn đến cháy hoặc biến dạng.
Chú ý loại xoong nồi phù hợp
Bạn nên ưu tiên sử dụng nồi, chảo bằng inox có đáy từ hoặc chất liệu có từ tính rõ rệt để bếp nhận diện và làm nóng hiệu quả. Đồng thời, các vật dụng hỗ trợ nấu ăn như muỗng, thìa,… nếu làm bằng kim loại cũng nên chọn loại chịu được nhiệt cao và có tay cầm cách nhiệt để tránh bị bỏng tay trong quá trình sử dụng.
Tối ưu điện năng tiêu thụ
Khi món ăn gần hoàn tất, bạn có thể tắt bếp sớm vài phút. Phần nhiệt còn lại từ mặt bếp vẫn đủ làm thức ăn tiếp tục chín. Tuy nhiên, phương pháp này không nên áp dụng cho món chiên vì yêu cầu nhiệt độ cao và liên tục. Đối với món hầm, bạn nên tắt bếp từ sớm để tận dụng nhiệt dư
Bảo hành, bảo trì ít nhất 1 năm 1 lần
Dù bếp từ vẫn hoạt động bình thường, bạn cũng nên tiến hành kiểm tra, vệ sinh và bảo trì thiết bị ít nhất 1 lần mỗi năm. Việc này giúp phát hiện sớm các dấu hiệu hư hỏng, tránh tình trạng hỏng đột ngột hoặc lỗi không rõ nguyên nhân. Ngoài ra, hãy lưu giữ hóa đơn và phiếu bảo hành của bếp từ để thuận tiện khi cần liên hệ trung tâm kỹ thuật hoặc yêu cầu hỗ trợ trong thời gian còn bảo hành.
*Một số lưu ý an toàn khác
- Trong lúc bếp từ hoạt động, bạn không nên đặt vật kim loại như dao, kéo, muỗng inox lên mặt kính bởi mặt bếp vẫn còn nóng và có thể truyền nhiệt khiến bạn bị bỏng nếu vô tình chạm vào.
- Khi nấu ăn, bạn chú ý giữ cho bề mặt bếp từ khô ráo, tránh để thức ăn hoặc chất lỏng tràn lên mặt bếp vì có thể sẽ làm hư hỏng các linh kiện điện tử bên trong.
- Không nên lắp đặt hoặc sử dụng bếp từ tại các vị trí quá nóng hoặc gần nguồn dễ cháy để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình sử dụng.
Vậy, lựa chọn bếp từ như nào để đảm bảo an toàn? Ngay bên dưới đây là một số gợi ý về các dòng bếp từ chất lượng cao, tích hợp nhiều tính năng thông minh giúp bạn an tâm hơn trong quá trình sử dụng lâu dài.
Gợi ý lựa chọn bếp từ chất lượng cao – ít lỗi
Sau khi đã hiểu rõ nguyên nhân, biết cách kiểm tra và sử dụng bếp từ đúng cách để tránh lỗi lặp lại thì việc lựa chọn một chiếc bếp từ chất lượng ngay từ đầu cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn yên tâm trong quá trình sử dụng. Dưới đây là một số mẫu bếp từ nổi bật, phù hợp với nhiều không gian bếp:
Bếp từ Buchen kiểu dáng hiện đại mã BUC675ID
Bếp được thiết kế nhỏ gọn với kích thước 730x430mm để phù hợp với nhiều không gian bếp. Bếp từ có 2 vùng nấu, bảng điều khiển trượt dạng ẩn dễ sử dụng, cùng các tính năng an toàn như khóa trẻ em, tự ngắt khi quá nhiệt, hẹn giờ thông minh, chống trào nước và tự động nhận diện đáy nồi.
Bếp từ BUCHEN BUC669MS – Thiết kế sang trọng, mặt kính chịu lực, cảm ứng nhạy
Dành cho gia đình cần nấu nướng nhiều hoặc nhu cầu nấu ăn đa dạng, mẫu bếp 3 vùng nấu này sở hữu bảng điều khiển cảm ứng trượt mượt mà. Ngoài ra, bếp từ hỗ trợ đầy đủ tính năng an toàn như khóa trẻ em, tự ngắt khi quá nhiệt, nhận diện vùng nấu, hẹn giờ thông minh và chống trào nước.
Bếp từ BUCHEN cao cấp mã BUC775ID+
Với kích thước 750x450mm, mẫu bếp này giữ nguyên thiết kế 2 vùng nấu nhưng được nâng cấp khả năng nhận diện vùng nấu chính xác. Điều khiển trượt slide dạng ẩn kết hợp cùng các tính năng an toàn như khóa trẻ em, ngắt khi quá nhiệt, hẹn giờ và chống trào giúp bếp vận hành bền bỉ và tối ưu điện năng.
Khi mua bếp từ Buchen tại Seajong, khách hàng còn được hưởng chính sách hậu mãi hấp dẫn như:
- Vận chuyển và hỗ trợ lắp đặt toàn quốc
- Bảo hành chính hãng 3 năm
- Lỗi kỹ thuật được 1 đổi 1 trong 100 ngày đầu sử dụng.
Nếu bạn ở Hà Nội, có thể đến trực tiếp Showroom của Seajong tại Địa chỉ: Sảnh Tòa nhà CT3 Cầu Diễn, Phường Phú Diễn, Hà Nội để trải nghiệm sản phẩm thực tế và nhận hỗ trợ tư vấn tận tình từ đội ngũ chuyên viên.
Tạm kết
Bài viết trên của Seajong đã giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân cũng như hướng dẫn cách kiểm tra khi bếp từ vẫn chạy nhưng không nóng. Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc bếp từ chất lượng cao, ít lỗi và bền bỉ cho gia đình, đừng quên tham khảo các dòng sản phẩm bếp từ cao cấp tại Seajong để chọn được sản phẩm ưng ý nhất.
