Cách vệ sinh máy hút mùi tại nhà chuẩn từ A-z

Máy hút mùi giúp gian bếp luôn sạch thoáng, loại bỏ dầu mỡ và mùi thức ăn. Tuy nhiên, nếu không vệ sinh định kỳ, hiệu suất hút sẽ giảm rõ rệt. Vậy cách vệ sinh máy hút mùi đúng và hiệu quả tại nhà là gì? Seajong sẽ hướng dẫn bạn thực hiện nhanh gọn, an toàn ngay trong bài viết sau.

Các dụng cụ cần chuẩn bị để vệ sinh máy hút mùi

Trước khi bắt tay vào vệ sinh máy hút mùi nhà bếp, bạn hãy chuẩn bị đầy đủ dụng cụ sau:

  • Chậu/xô lớn: Dùng để ngâm lưới lọc và các bộ phận tháo rời.
  • Khăn mềm, miếng vải: Để lau bên ngoài máy hút mùi, bảng điều khiển và cánh quạt.
  • Bàn chải nhỏ lông mềm hoặc bàn chải đánh răng cũ: Giúp làm sạch các khe lọc và chi tiết máy.
  • Dung dịch tẩy rửa chuyên dụng hoặc hỗn hợp baking soda, giấm, chanh: Giúp đánh bay dầu mỡ, khử mùi hôi và làm sáng bề mặt.
  • Than hoạt tính mới (nếu cần thay lọc than).
  • Găng tay cao su: Dùng khi sử dụng chất tẩy mạnh.

Hướng dẫn vệ sinh máy hút mùi hiệu quả

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, bạn hãy ngắt hoàn toàn nguồn điện bằng cách rút phích cắm hoặc tắt aptomat để đảm bảo an toàn, tránh rủi ro điện giật hoặc làm hỏng thiết bị trong quá trình vệ sinh máy hút mùi. Cách vệ sinh máy hút mùi nhà bếp như sau:

Bước 1: Tháo lưới lọc máy hút mùi

Bạn chỉ cần dùng tay và kéo nhẹ lẫy cài để mở chốt lưới lọc. Tiếp theo nhẹ nhàng kéo lưới lọc ra khỏi máy hút mùi để vệ sinh.

cach-ve-sinh-may-hut-mui

Bước 2: Ngâm và vệ sinh các tấm lọc

Trước khi vệ sinh lưới lọc, bạn cần xác định chất liệu để chọn dung dịch tẩy rửa phù hợp:

Đối với lưới lọc inox: Bạn có thể sử dụng nước rửa chén, dung dịch lau kính hoặc sản phẩm tẩy chuyên dụng đa năng như Cif,…

Đối với lưới lọc bằng nhôm: Bạn nên dùng các nguyên liệu tự nhiên như giấm, chanh, baking soda.

  • Với giấm: Bạn hòa giấm với nước theo tỉ lệ 1:1, ngâm lưới trong đó 30 phút rồi chà và rửa sạch bằng nước ấm.
  • Với chanh: Bạn cắt đôi quả chanh và chà trực tiếp lên bề mặt lưới lọc, đợi 15 phút rồi rửa sạch.
  • Với baking soda: Trộn baking soda với nước ấm thành hỗn hợp sệt, thoa lên lưới lọc và chờ khoảng 30 phút. Sau đó bạn dùng bàn chải mềm để chà sạch và rửa lại bằng nước ấm.

cach-ve-sinh-may-hut-mui

Bước 3: Vệ sinh cánh quạt bên trong

Dùng khăn nhúng dung dịch rửa loãng đã pha ở bước 2 để lau sạch bụi và dầu mỡ tích tụ trên cánh quạt. Với vết bám cứng đầu, bạn nên dùng bàn chải mềm chà nhẹ. Cuối cùng, bạn lau lại cánh quạt bằng khăn sạch rồi để thật khô ráo là đã hoàn thành xong việc vệ sinh cánh quạt.

*Lưu ý: Cánh quạt là bộ phận tạo luồng gió để hút và đưa mùi dầu mỡ, khói ra khỏi bếp nên thường bị tích tụ rất nhiều bụi bẩn. Vì vậy, bạn nên vệ sinh cánh quạt 1 tháng/lần để tránh tình trạng bám quá nhiều bụi bẩn gây tắc nghẽn dẫn đến giảm hiệu suất hút.

cach-ve-sinh-may-hut-mui

Bước 4: Xử lý và thay mới bộ lọc than hoạt tính (Đối với máy có bộ lọc than hoạt tính)

Tùy cấu tạo bộ lọc mà bạn sẽ có cách xử lý khác nhau, cụ thể:

  • Đối với bộ lọc có 2 mặt bằng nhựa cứng: Bạn dùng bàn chải và dung dịch rửa chà nhẹ 2 mặt bộ lọc rồi phơi khô. Sau đó bạn thay mới bộ lọc than hoạt tính và lắp lại.
  • Đối với bộ lọc có 1 mặt nhựa, 1 mặt vải: Bạn rạch một đường nhỏ ở viền để tháo lớp vải rồi đổ bỏ than cũ. Tiếp đến, bạn dùng bàn chải và nước tẩy để vệ sinh, làm khô lớp vỏ và để thật khô ráo. Thêm than hoạt tính mới rồi dán lại lớp vải bằng keo chuyên dụng.

*Lưu ý: Nên thay bộ lọc than hoạt tính định kỳ mỗi 3-6 tháng tuỳ tần suất sử dụng để đảm bảo hiệu suất lọc mùi. Bạn có thể bỏ qua bước này nếu máy hút mùi không có bộ lọc than hoạt tính.

Bước 5: Làm sạch bề mặt và thân máy hút mùi

Bạn pha loãng dung dịch tẩy theo tỉ lệ 20 phần nước : 1 phần chất tẩy để tránh làm mòn kim loại. Dùng khăn mềm lau đều thân máy hút mùi 2-3 lượt. Đối với máy âm tủ, bạn nên đưa khăn vào các khe để lau kĩ bụi và dầu. Bạn có thể dùng giấm hoặc chanh để lau lại bề mặt 1 lần nữa để làm bóng bề mặt và che mờ trầy xước nhẹ.

*Lưu ý quan trọng: Bạn không được xịt nước trực tiếp lên máy hút mùi để tránh chập điện hoặc hỏng thiết bị.

cach-ve-sinh-may-hut-mui

Bước 6: Hoàn tất và lắp lại lưới lọc

Sau khi các bộ phận đã khô, bạn đặt lưới lọc vào đúng vị trí ban đầu và nhấn nhẹ để cố định lại khớp giữ. Đảm bảo mọi bộ phận máy hút mùi được lắp đúng và chắc chắn trước khi sử dụng lại.

Một số câu hỏi thường gặp khi vệ sinh máy hút mùi

Sau khi đã nắm rõ cách vệ sinh máy hút mùi nhà bếp, có thể bạn vẫn sẽ có một vài thắc mắc về tần suất vệ sinh hay những dấu hiệu nhận biết khi máy cần được bảo trì. Seajong sẽ giải đáp cho bạn một số câu hỏi để vệ sinh máy hút mùi đúng cách ngay bên dưới đây:

Cần lưu ý gì khi vệ sinh toàn bộ máy hút mùi?

Để đảm bảo hiệu quả làm sạch và kéo dài tuổi thọ cho máy hút mùi, bạn nên ghi nhớ một số điểm sau:

  • Ngắt nguồn điện hoàn toàn trước khi vệ sinh để đảm bảo an toàn tối đa.
  • Dùng khăn mềm lau bề mặt máy hút mùi để tránh trầy xước không cần thiết.
  • Ưu tiên dùng dung dịch chuyên dụng cho thiết bị bếp để làm sạch hiệu quả và an toàn.
  • Không để nước hoặc hóa chất rơi vào bảng điều khiển nhằm tránh chập cháy hoặc hỏng mạch.
  • Thử vận hành máy sau khi lắp lại các bộ phận để kiểm tra độ ổn định và hiệu quả hoạt động

Bao lâu thì nên vệ sinh máy hút mùi?

cach-ve-sinh-may-hut-mui

Tần suất vệ sinh máy hút mùi sẽ phụ thuộc vào từng bộ phận bên trong thiết bị. Bạn nên nắm được cách vệ sinh máy hút mùi bếp để áp dụng cho từng bộ phận của máy:

  • Tấm lưới lọc: Nên được làm sạch định kỳ 30 ngày/lần để loại bỏ dầu mỡ tích tụ.
  • Toàn bộ thiết bị: Nên vệ sinh tổng thể khoảng từ 1 đến 2 tháng/lần.
  • Mặt ngoài máy: Cần lau ngay sau mỗi lần chế biến thức ăn để tránh cáu bẩn.
  • Bảo trì động cơ: Nên thực hiện kiểm tra và tra dầu 12 tháng 1 lần để đảm bảo hiệu suất ổn định.

Dấu hiệu cảnh báo máy hút mùi cần được vệ sinh hoặc bảo dưỡng?

Một số dấu hiệu thường gặp cho thấy máy hút mùi đã đến lúc cần làm sạch hoặc kiểm tra kỹ thuật:

  • Thiết bị phát tiếng ồn lớn hơn bình thường hoặc lực hút suy giảm đáng kể.
  • Lưới lọc, cánh quạt hay bề mặt máy có nhiều cặn bẩn, bụi hoặc lớp dầu mỡ bám lâu ngày.
  • Không gian bếp xuất hiện mùi khó chịu như mùi dầu cũ, mùi tanh hoặc khói vẫn còn lẩn khuất sau khi nấu ăn.

Khi nào cần thay than hoạt tính của máy hút mùi?

Bộ lọc than hoạt tính trong máy hút mùi sẽ mất khả năng khử mùi sau 3 đến 6 tháng sử dụng liên tục. Tuy nhiên, thời gian thay mới còn phụ thuộc vào cấu tạo từng dòng máy:

  • Đối với máy có kết hợp giữa quạt hút và than hoạt tính: Bạn nên thay bộ lọc mỗi 3-6 tháng/lần để đảm bảo hiệu quả lọc mùi.
  • Nếu máy chỉ sử dụng than hoạt tính (không có ống xả): Tần suất thay mới nên rút ngắn còn 1-2 tháng/lần do khả năng xử lý mùi hoàn toàn phụ thuộc vào bộ lọc.

Nếu quý khách hàng muốn thay mới máy hút mùi khi thiết bị quá cũ thì có thể đến Showroom ở Địa chỉ: Sảnh Tòa nhà CT3 Cầu Diễn, Phường Phú Diễn, Hà Nội để trải nghiệm trực tiếp và nhận ưu đãi cho lần đầu mua hàng nhé.

-seajong-huong-dan-cach-ve-sinh-may-hut-mui

Tạm kết

Bài viết trên của Seajong đã hướng dẫn bạn cách vệ sinh máy hút mùi bếp đơn giản tại nhà, giúp bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện mà không cần phải gọi thợ chuyên nghiệp. Bạn hãy duy trì thói quen vệ sinh máy hút mùi đúng cách, định kỳ để kéo dài tuổi thọ của máy và bảo vệ sức khỏe gia đình bạn nhé.

kỹ-thuật-seajong

Tôi là Nhân Viên Kỹ Thuật tại Seajong Việt Nam đã có hơn 10 năm trong việc tư vấn, hỗ trợ sửa chữa, lắp đặt các loại thiết bị vệ sinh & nhà bếp trên khắp cả nước. Hy vọng nội dung của tôi sẽ giúp ích cho bạn trong việc sửa chữa, dọn dẹp, lau chùi,.. dễ dàng các đồ dùng thiết bị vệ sinh trong nhà. Liên hệ nhanh chóng qua Hotline: 1900.633.862 nếu bạn cần nhận tư vấn hỗ trợ miễn phí chi tiết nhé.

Bài viết liên quan
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x